Cách trị bệnh gà ủ rũ – Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Cách trị bệnh gà ủ rũ - Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Rate this post

Trong quá trình nuôi gà sẽ không tránh khỏi tình trạng gà bị ủ rũ và kém ăn, còi cọc, đi lại chậm chạp dần dần chết đi. Gà ủ rũ kém ăn là nguyên nhân khiến chúng không phát triển bình thường. Vì vậy nhanh chóng tìm nguyên nhân và cách điều trị để tránh lây lan những con khác. Cùng các chuyên gia tìm hiểu về Cách trị bệnh gà ủ rũ trong bài viết dưới đây.

Một số nguyên nhân bệnh gà ủ rũ

Một số nguyên nhân bệnh gà ủ rũ
Một số nguyên nhân bệnh gà ủ rũ

Nếu như bạn muốn tìm cách trị bệnh gà ủ rũ, trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Gà ủ rũ kém ăn có thể do Newcastle.
  • Do khuẩn E.Coli
  • Hoặc một số như phân trắng, gà bị ốm, tiêu chảy, bị rét, dính phân ở lông đuôi….

Triệu chứng của bệnh gà ủ rũ

Khi muốn biết chính xác con gà của bạn bị bệnh gì, việc quan sát triệu chứng của chúng là quan trọng. Từ các triệu chứng đó để đưa ra cách trị bệnh gà ủ rũ phù hợp nhất.

Triệu chứng của bệnh gà ủ rũ
Triệu chứng của bệnh gà ủ rũ

Gà ủ rũ, xù lông xệ cánh

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở gà con và gà trưởng thành. Gà thường xù lông xệ cánh và đứng yên một chỗ, trông rất ủ rũ, mệt mỏi. Phần lông của gà không còn mượt nữa, lông xù lên để bảo vệ cơ thể của chúng. Mới nhìn cứ tưởng là một con gà với bộ lông bồng bềnh. Hai cánh của gà có thể xệ xuống khi chúng không còn sức khỏe để giữ áp sát vào cơ thể.

Kém ăn, bỏ ăn

Khi gà bị bệnh thì phần lớn tất cả các bộ phận của cơ thể chúng sẽ bị ảnh hưởng, làm kém ăn hoặc không ăn. Lượng thức ăn được nạp vào trước đó có hiện tượng không tiêu hóa. Khi sờ vào diều của chúng mà vẫn đầy đặn, chướng và phình to lên.

Đi lại chậm chạp

Giai đoạn đầu khi ủ bệnh thì mọi hoạt động của gà trở nên chậm chạp và không còn nhanh nhẹn như lúc trước nữa. Khi bệnh phát triển nặng hơn thì hầu như gà không thể di chuyển mà chúng đa phần đứng yên. Thậm chí nếu có động vật hay người đến gần, gà cũng không thể chạy toán loạn như trước nữa.

Phân gà màu trắng xanh loãng

Phân gà hầu như là các dịch loãng kèm hai màu xanh trắng khi chúng bị bệnh. Từ đó có thể đoán được một số bệnh như bệnh ủ rũ, bệnh tả, bệnh Newcastle. Những lúc như vậy, người nuôi cần nhanh chóng tìm cách trị bệnh gà ủ rũ. Một số trường hợp khi ngươi nuôi gà chọi chiến sẽ gặp tình trạng như gà bị om đòn, ốm trong….

Cách trị bệnh gà ủ rũ, kém ăn xệ cánh

Cách trị bệnh gà ủ rũ, kém ăn xệ cánh
Cách trị bệnh gà ủ rũ, kém ăn xệ cánh

Dưới đây là một số cách trị bệnh gà ủ rũ được nhiều người nuôi áp dụng khá phổ biến.

Thuốc kháng sinh

Dùng một số loại kháng sinh để tăng sức đề kháng cho gà như Florfenicol 4% hay Trimethoprim và Sulfamethoxazole. Trộn trực tiếp vào thức ăn và nước uống của gà với tỉ lệ phù hợp. Nếu gà yếu quá, không thể tự ăn, người nuôi nên pha với nước hay thức ăn rồi nhét vào miệng chúng.

Kháng khuẩn E.Coli

Khuẩn E.Coli là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Do đó việc kết hợp kháng sinh và sử dụng kháng thể E.Coli là hợp lý. Sử dụng 2 lần/ngày và tiến hành liên tục trong ba ngày vào sáng và tối. Đây là hai mốc thời gian mát mẻ và không ảnh hưởng đến hoạt động của gà.

Cách trị bệnh gà ủ rũ do Newcastle

Khi xác định được bệnh gà ủ rũ kém ăn, trước tiên cần nhanh chóng tách gà bị bệnh khỏi đàn. Sau đó mới chữa trị cho chúng. Nếu chậm trễ có thể cả đàn sẽ nhiễm và chết nhanh.

Tiêm vacxin

Tiêm vacxin Medivac Clone 45 dưới da cổ với liều lượng chỉ định. Nếu không tiêm được thì người nuôi có thể cho gà chưa bị nhiễm bệnh uống với liều lượng gấp 1,5 đến 2 lần so với tiêm. Bởi tiêm chủng là một cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất.

Bổ sung sức đề kháng

Sau khi điều trị các triệu chứng bên ngoài thì cần bổ sung sức đề kháng cho cơ thể của gà. Sử dụng các loại thuốc bổ sung điện giải pha với nước và thức ăn để gà nhanh chóng khỏe lại hơn.

Hướng dẫn phòng bệnh gà ủ rũ

Phòng tránh bệnh tật vẫn là phương pháp hiệu quả nhất, hạn chế được rủi ro cho gà và tránh việc người nuôi trở tay không kịp khi bị tràn lan. 

  • Theo dõi và quan sát hằng ngày để phát hiện ra bệnh kịp thời.
  • Cách ly cá thể bị bệnh ra khỏi đàn nhanh chóng.
  • Tiêm thuốc vacxin cho gà
  • Luôn vệ sinh chuồng, trại định kỳ và giữ sạch sẽ
  • Xây dựng chuồng, trại thông thoáng
  • Bổ sung chất điện giải, chất vitamin và loại thức ăn phù hợp cho gà.

Bài viết trên đây là thông tin về Cách trị bệnh gà ủ rũ được các chuyên gia Đá gà của Hi88 chia sẻ đến bà con chăn nuôi. Hy vọng bài viết này giúp bà con dễ dàng nhận biết khi gà mắc bệnh cũng như tìm ra cách điều trị phù hợp cho gà của mình nhé.

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về gà Sumatra và một số lưu ý khi nuôi giống gà này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *